- Xét tuyển 2016: thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển Đây là một trong những quy định cứng của Bộ GD&ĐT trong xét tuyển 2016 nên thí sinh cần lưu ý nghiên cứu kỹ ngành học, trường đại học trước khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển. Về quy trình đăng ký xét tuyển, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT cho biết, trong xét tuyển đợt I, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2; Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển. Đối với xét tuyển các đợt bổ sung, mỗi đợt thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2; Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong từng đợt xét tuyển. Đối với đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm (gọi chung là nhóm trường): Thí sinh có thể sử dụng số ngành tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 ngành trong đợt I và 6 ngành trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm và sắp xếp các ngành đã đăng ký theo thứ tự ưu tiên. (Ví dụ trong đợt I, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào 4 trường khác nhau trong nhóm nếu mỗi trường đăng ký 1 ngành hoặc đăng ký vào 3 trường khác nhau trong nhóm nếu đăng ký 2 ngành vào 1 trường và 2 ngành còn lại đăng ký vào 2 trường). Thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trở lên trong nhóm ở đợt I hoặc 3 trường trở lên trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm. Các nhóm trường quy định mẫu phiếu ĐKXT phù hợp với qui định này và công bố công khai cách thức xét tuyển giữa các ngành theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu ĐKXT. Các trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GDĐT quy định để xác định và công bố công khai ngưỡng ĐKXT vào ngành/nhóm ngành của trường; tổ chức xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển cho thí sinh; Đăng ký xét tuyển qua bưu điện Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh ĐKXT bằng cách điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT quy định. Thí sinh ĐKXT vào các trường tuyển sinh theo nhóm điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT do nhóm trường qui định. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, cần chọn mục “ưu tiên xét tuyển” và điền thêm các thông tin bổ sung vào Phiếu ĐKXT. Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp Phiếu ĐKXT và phí dự tuyển qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc bằng phương thức trực tuyến (online) hay theo phương thức khác do trường quy định đáp ứng yêu cầu của Quy chế. ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên (tính ngày theo dấu bưu điện) hoặc nộp bằng phương thức trực tuyến hay theo phương thức khác do trường quy định trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau. Không nộp giấy chứng nhận kết quả thi coi như không trúng tuyển Ông Mai Văn Trinh lưu ý với các thí sinh, cần xác nhận rõ nguyện vọng học tại trường ĐH, CĐ. Cụ thể, thí sinh trúng tuyển ở từng đợt xét tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc phương thức khác do trường quy định trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này (tính ngày theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học. Thí sinh thuộc diện “ưu tiên xét tuyển” theo quy định của Quy chế tuyển sinh cần nộp bổ sung: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu; Bản chính của một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật. Ông Trinh cho biết, ít nhất mỗi ngày một lần, các trường cập nhật thông tin ĐKXT vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.
Theo Dân trí |
TIN TỨC GIÁO DỤC
“Bão” sắp đổ ập lên teen 2k2
“Bão” sắp đổ ập lên teen 2k2: Chưa có năm nào “lao đao” vì đổi mới như năm 2020! Năm 2020 cũng là thời điểm thi THPT của teen 2k2 được dự đoán có rất nhiều đổi mới. Teen 2k2 nhất định phải cập nhật những tin quan trọng này để chuẩn bị tốt trước tương lai. 1. Sẽ có cả kiến thức lớp 10, 11, 12 trong đề thi THPT 2020? Nếu như kì thi THPT quốc gia 2017 vừa qua, đề thi phần lớn chỉ nằm trong chương trình lớp 12 thì nội dung thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11, 12 và năm 2019 sẽ gồm cả 3 năm học. Có thể thấy theo xu hướng này, rất có thể từ năm 2019 trở đi, nội dung thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm cả 3 năm học lớp 10,11,12. Giả sử điều này xảy ra, teen 2k2 xác định phải học cuốn chiếu ngay từ lớp 10 vì kiến thức cần ôn thi THPT của chương trình 3 lớp là rất nặng. Teen 2k2 mà “đủng đỉnh” đợi đến lớp 12 mới tập trung học thì “vắt chân lên cổ” cũng không ôn kịp, chưa kể có thể nhiều thay đổi khác sẽ “ập đến” trong kì thi THPT 2020 mà teen 2k2 không thể lường trước. 2. Thay đổi sách giáo khoa Một dự thảo mới khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự tính sẽ triển khai bắt đầu từ năm 2018: thay đổi sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, năm học 2018 – 2019 sẽ thực hiện thay sách giáo khoa lớp 10; năm học 2019 – 2020 sẽ thay sách giáo khoa lớp 11 và năm học 2020 – 2021 sẽ thay sách giáo khoa lớp 12. Tuy teen 2k2 phải học chương trình sách giáo khoa mới đến khi tham gia thi THPT quốc gia 2020, nhưng điều này lại tạo ra áp lực lớn. Bởi vì, sau kì thi THPT 2020, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 sẽ thay đổi theo chương trình mới. Nếu không qua kỳ thi năm 2020 và thi lại năm sau, teen 2k2 rất có thể sẽ phải học hoàn toàn chương trình cấp 3 mới mới có thể thi THPTQG 2021. Để “thích nghi” được, teen 2k2 phải thay đổi kiến thức và kĩ năng trước đó, vất vả hơn để bắt kịp chương trình mới. Chưa kể, teen 2k2 nhiều khả năng “đau đầu” tiếp với những điều chỉnh của phương án thi THPT Quốc gia năm 2021. 3. Phải có học bạ đẹp để vào trường “xịn” Xét tuyển học bạ cấp 3 là hình thức được đông đảo các thí sinh lựa chọn để thực hiện ước mơ đại học, hứa hẹn sẽ tiếp tục được áp dụng trong các kì tuyển sinh tương lai. Kỳ thi đại học 2017 vừa qua, ngay cả các trường TOP đầu như Đại Học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…đều lấy kết quả học tập cấp 3 là một trong các hình thức xét tuyển vào trường. Đến năm 2020, dù có phải làm bài thi THPT quốc gia hay không thì teen 2002 vẫn có khả năng phải đối mặt với việc xét học bạ để vào đại học. Các teen 2k2 phải chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ để “đón đầu” trước những đổi mới đang chờ chúng ta tới năm 2020. Teen 2k2 không còn giải pháp nào khác là phải có một kết quả học tập tốt ngay từ lớp 10 để chuẩn bị học bạ đẹp và nền tảng kiến thức vững vàng. Muốn vậy, các teen 2k2 nhất định phải có một kế hoạch học tập tốt ngay từ giờ. Chuẩn bị cho tương lai ngay trước khi quá muộn teen 2k2 nhé! _Sưu tầm_ |
Học Trung cấp và Học nghề - Lựa chọn mới của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh!
Học
Trung cấp và Học nghề
Lựa chọn mới của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh! Sự thay đổi trong ý thức chọn ngành nghề và chọn trường Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, trong quý II năm nay, cả nước đã có gần 1,1 triệu người thất nghiệp. Trong đó, cử nhân và thạc sĩ nằm trong nhóm có số người thất nghiệp cao nhất. Số người thất nghiệp có trình độ Đại học trở lên có hơn 191000 người. Tiếp đến là nhóm Cao đẳng chuyên nghiệp, số người thất nghiệp gần 95000 người. Theo đánh giá về nhu cầu tuyển dụng nửa đầu năm nay, nhu cầu lao động phổ thông và lao động có trình độ tay nghề thấp tăng lên trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học lại giảm đi. Và ngay trong mùa tuyển sinh vừa qua thì các trường trung cấp và trường nghề cũng thu hút một lượng lớn thí sinh tham gia xét tuyển. Những con số thực tế trên đã góp phần làm thay đổi trào lưu nhà nhà học đại học, thay vì lựa chọn ngành nghề phụ hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Các em học sinh đã có một ý thức rất rõ ràng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Không chỉ vậy, các bậc phụ huynh cũng lắng nghe, thấu hiểu và ủng hộ con mình đi theo con đường các con đã chọn. Đây là một tín hiệu tốt cho xã hội. Các em học sinh đã nhận thấy cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường khi học nghề và học Trung cấp cao hơn học Đại học. Việc học Trung cấp hay học nghề không hề kém hơn học Đại học, đó chỉ là suy nghĩ của mỗi người. Đối với các bậc phụ huynh, đưa con lên tận trường để nhập học, họ hy vọng con mình có thể kiếm được việc ngay sau khi ra trường còn hơn là bỏ ra một số tiền lớn cho con học Đại học nhưng nguy cơ thất nghiệp vẫn cao. Năm nay, việc tuyển sinh của các trường Trung cấp và trường nghề không khó và chất lượng thí sinh cũng cao hơn. Bản thân các em Tốt nghiệp THCS, THPT đã có định hướng học Đại học hoặc học nghề ngay khi định hướng. Điều này dẫn tới thực tế nhiều em có đủ trình độ và khả năng để học đại học nhưng lại quyết định học Trung cấp hay học nghề. Vì các trường Trung cấp và nghề đào tạo không chỉ đào tạo với thời gian ngắn hơn mà còn đào tạo tập trung vào kỹ năng chuyên ngành, chú trọng mảng thực hành tay nghề và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên.
Địa điểm đào tạo Trung cấp chất lượng và uy tín Qua 14 năm thành lập và phát triển, trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô đào tạo dựa trên tiêu chí tập trung vào kỹ năng chuyên ngành; bồi dưỡng tay nghề. Các khóa học Chuyên đề thực tế với nội dung bám sát công việc thực tế tại các công ty, doanh nghiệp giúp học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường khi đi làm có được nền tảng kiến thức vững chắc, sự chuẩn bị tốt về mặt kỹ năng, không bỡ ngỡ trước công việc được giao. Năm 2016, trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô thông báo tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: - Sinh viên đã tốt nghiệp nghề dài hạn hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH không cùng ngành. - Học sinh đã học hết lớp 12 THPT (không cần bằng Tốt nghiệp THPT). - Học sinh đã Tốt nghiệp THCS. Các ngành đào tạo: - Tài chính ngân hàng - Luật - Kỹ thuật chế biến món ăn - Kế toán doanh nghiệp - Công nghệ thông tin - Hành chính văn thư - Thư viện – Thiết bị - Văn thư lưu trữ
Liên hệ Phòng tuyển sinh để được tư vấn: 04.3574.5017 – 0972350939 - 0976922088 Địa chỉ: Cơ sở đào tạo: Số 6, ngõ 97, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội |
"Bằng tốt nghiệp TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP thay thế được Bằng tốt nghiệp TRUNG HỌC PHỔ THÔNG"
Công văn mới của Bộ giáo dục và đào tạo nhưng
Quy định không phải là mới!! |
- Chọn trường hay chọn nghề?
Gần tới thời điểm công bố kết quả kỳ thi THPT quốc gia, điều mà cả thí sinh và phụ huynh quan tâm là chọn trường nào để đăng ký theo học? Chọn trường “có tiếng” để dễ xin việc hay chọn ngành mà con yêu thích vẫn là xung đột căng thẳng giữa con trẻ và phụ huynh (vốn quen áp đặt suy nghĩ cá nhân lên con) ở Việt Nam hiện nay. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy! “Em thích làm hướng dẫn viên du lịch vì được đi đây đi đó khám phá thế giới. Tuy thích, nhưng em cũng không rõ mình có được học ngành này hay không, vì gia đình em có nhiều người làm trong ngành ngân hàng, nên bố mẹ muốn em theo học ngành kinh tế để có thể thu xếp được việc làm ngay sau khi ra trường” - Lê Hải Anh, cựu học sinh lớp 12 Trường THPT Đống Đa cho hay. Hải Anh cho biết thêm, nhiều bạn cùng khóa của em cũng chưa biết chọn làm gì trong tương lai, nên khi có điểm thi thì chọn đại một trường theo cảm tính đã rồi tính tiếp. Tiêu chí chọn trường theo cảm tính của các bạn trẻ là vì “thấy thích”, “hot”, bạn bè “rủ rê”… Chính vì lý do trên cộng với mong muốn lo cho con cái có một tương lai vững chắc, một công việc ổn định khiến không ít phụ huynh chủ động quyết định chọn trường cho con. Chị Quỳnh Trang – giám đốc một chuỗi nhà hàng có tiếng ở Hà Nội chia sẻ, nhìn công việc kinh doanh phát đạt cùng vẻ sắc sảo của chị ngày hôm nay, không ai biết xưa kia từng làm giáo viên. Chị kể, thập kỷ 90 khi chị vừa tốt nghiệp lớp 12, bố mẹ hướng chị học sư phạm vì cho rằng hợp với nữ, công việc có sự ổn định cao... Vì lúc đó không có đủ tự tin nên chị thuận theo ý phụ huynh học sư phạm. Ra trường, chị đi dạy một thời gian thì xin nghỉ làm bởi không thấy yêu thích công việc và không thấy phù hợp với tính cách mạnh mẽ và phóng khoáng của chị. Đây vẫn còn là tình trạng phổ biến hiện nay đối với học sinh phổ thông. Nhiều học sinh đến tận khi học năm lớp 12 mới vội mở cuốn “Tư vấn tuyển sinh đại học cao đẳng” ra chọn trường vì trường đó “đẹp”, đang nằm trong Top, hoặc đại đa số là theo ý muốn của cha mẹ, thậm chí có em còn “phó mặc” chuyện chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ theo kiểu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Vì chọn trường chứ không chọn ngành nghề dẫn tới thực trạng không ít sinh viên bỏ học giữa chừng để chuyển đổi hoặc ra trường làm trái ngành vì không phù hợp với năng lực, tính cách. Theo giảng viên Nguyễn Cao Trung tại cuộc hội thảo “Thấu hiểu bản thân - Khám phá nghề nghiệp” gần đây: “Việc hướng nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung ở “phần ngọn” khi thay vì giúp các em hiểu các em hợp với công việc gì và công việc gì phù hợp với các em, thì chúng ta lại nói với các em về các tiêu chuẩn và điểm số để thi đỗ một trường đại học” . Vì thế, dù đã trở thành một câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” của xã hội ta lâu rồi nhưng lại vẫn là câu chuyện thời sự trong mỗi gia đình có con vừa tốt nghiệp THPT thời nay. Chọn nghề sai: Những con số “báo động” Vì thế không có gì lạ khi thống kê của mạng việc làm JobStreet Việt Nam mới công bố gần đây cho thấy: Có đến gần 90% đối tượng mới tốt nghiệp không bằng lòng với công việc đang làm. Có nhiều nguyên nhân khiến người lao động chưa hài lòng với việc làm hiện tại, trong đó, việc không có hướng đi sự nghiệp rõ ràng chiếm tới 55%. Còn theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý học Việt Nam, có tới 58.7% các em học sinh phổ thông chọn nghề do sở thích cá nhân/sở thích cha mẹ mà không hề tính tới sự phù hợp năng lực cũng như nhu cầu nghề của xã hội. Điều đó dẫn tới những con số “báo động” về tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường là 63%, còn tỉ lệ cử nhân làm trái ngành lên tới 70,8%. Có lẽ nhìn vào bài học nhãn tiền mà đợt thi THPT quốc gia 2016 vừa qua đã có hơn 286.000 thí sinh cả nước đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Con số này tăng thêm 4% so với kỳ thi năm 2015. Điều này cho thấy có vẻ thí sinh ’thực tế’ hơn khi chọn ngành nghề. Bà Phương Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - cho biết, HS tỏ ra khá thận trọng trong việc lựa chọn ngành nghề, trường chứ không hời hợt, đăng ký theo cảm tính hay theo phong trào như mấy năm trước. Thậm chí, các phương án dự phòng cũng đã được các em cân nhắc kỹ như việc chọn thi các trường ĐH ngoài công lập, nhưng có thương hiệu, uy tín. Đánh giá về sự chuyển biến trong lựa chọn ngành nghề đăng ký dự thi của HS năm nay, ông Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - cho rằng, công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT hiện đã thiết thực hơn, giúp học sinh đỡ lúng túng hơn khi lựa chọn nguyện vọng. Tuy nhiên, công tác dự báo nhân lực của các cơ quan chức năng thời gian tới cần làm tốt hơn. Còn theo TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban Chương trình quốc gia về vấn đề việc làm đưa ra lời khuyên, phụ huynh chỉ nên là người cố vấn, lựa chọn cuối cùng vẫn là con mình, để không vô tình phá hủy tương lai của con. “Quan trọng không phải là trường công hay tư, mà là sản phẩm họ đào tạo ra là ai, sẽ trở thành người như thế nào. Các vị phụ huynh hãy tôn trọng đam mê của con em. Nếu các em muốn trở thành đầu bếp, thành người làm bánh, thành kỹ sư, hay bất cứ nghề nào, chỉ cần chân chính, hãy ủng hộ. Một sự rất khổ tâm của con người là hằng ngày phải đến công ty không phải là một ngày vui, mà là một ngày chán nản, gò bó, buồn rầu” - TS Minh nhấn mạnh.
laodongthudo |